Phong thủy online:
Home » , , , , , , » Tâm linh: Cúng bố thí chúng sanh hàng tháng mùng 2, mùng 16 và rằm tháng 7 Lễ vật và bài văn khấn

Tâm linh: Cúng bố thí chúng sanh hàng tháng mùng 2, mùng 16 và rằm tháng 7 Lễ vật và bài văn khấn

[Phong thuỷ tâm linh] Cúng bố thí chúng sanh - cúng thí thực (dân gian thường gọi là cúng Cô hồn). Thường thường Ông Bà ta hay cúng vào ngày mùng 2 và 16 âl mỗi tháng, là một lễ nhỏ, còn rằm tháng 7 là lễ lớn (Vu Lan). Cúng bố thí chúng sanh không phải là một sự mê tín như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi vì, ở thế kỷ 21 này các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và Việt Nam đã minh chứng được có thế giới của người chết, có linh hồn tồn tại ở cõi âm mà sự rung động và cảm xúc như người sống của chúng ta!

Cúng bố thí chúng sanh - cúng thí thực (cúng Cô Hồn) đó là một hành động bố thí, từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh thiếu phước, thường bị đói khát triền miên, bơ vơ, sống vất vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát và nhất là không được người thân quyến cúng kiến. Bài này sử dụng được cho rằm tháng bảy âm lịch, và cũng là dùng để cúng bố thí chúng sanh lúc nào cũng được, tức là dùng để cúng hàng tháng vào mùng 2 và mùng 16 âm lịch tại miền Nam, mùng 1 và rằm tại miền Trung và Bắc.


Vài điều lưu ý:
  1. Xin nhớ là đặt lễ cúng ngoài hành lang, chứ không cúng trong nhà
  2. Quý vị cứ y theo bài văn khấn mẫu bên dưới mà đọc, cúng SAU 12 GIỜ TRƯA, (vì từ khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau 12 giờ trưa đến khuya là giờ khí âm ). Chúng tôi ghi rất rõ.
  3. Quý vị  nên in lại bài nầy trong tờ giấy (nếu sử dụng thường xuyên), rồi nhìn đọc cho đúng, nhất là các câu Thần chú.
  4. Các phẩm vật cúng bố thí chúng sanh, tuyệt đối không được dùng tới, phải bỏ đi hay là cho súc vật ăn. 
  5. Tàn 2/3 nhang , đốt giấy , rải gạo, muối.
Lễ vật & đồ cúng cần chuẩn bị (cho rằm tháng 7 âm lịch đầy đủ , còn hàng tháng đơn giản hơn từ mục 1>5 ):
  1. Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ. 
  2. Gạo, muối hột .( chút ít, không được bỏ gạo nhiều vì ở thành phố không có chim ăn gạo). 
  3. Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ hoặc tô cháo lớn ) , hay là cơm vắt : 3 vắt . 
  4. Giấy áo, giấy tiền vàng bạc ( chút ít, đại khái thôi, không nên có nhiều, lãng phí ) 
  5. Bánh, kẹo
  6. 12 cục đường thẻ
  7. Bắp rang
  8. Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm )


Quý vị nên cúng chay thì tốt hơn (vì chúng sanh không đòi hỏi ta phải cúng chay hay mặn, tuỳ tâm của quý vị, cũng không nên cầu kỳ phài cúng cho giống người khác) Điều quan trọng là: phải đọc Thần chú và niệm Phật cho đúng và đủ, thành tâm, mong cho chúng sanh an vui và no . Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm rồi .(Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía ) . 

VĂN KHẤN NGUYỆN:

1. Tịnh pháp giới chân ngôn : ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM ( 7 lần ) 

2. Chân ngôn phá địa ngục : ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .( 7 lần ) 

3. Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều ) 

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG .( 7 lần ) 

4/ Chân ngôn Cam lồ thủy :( biến nước uống cho nhiều ) 

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần ) 

Con tên ...tuổi...ngụ tại (thường trú hay tạm trú ) số nhà ..., phường (xã)..... , quận (huyện )....

Hôm nay ngày ...tháng ...năm.... Thành tâm kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ , thập loại chúng sanh, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, oan gia trái chủ, tai nạm đường phố, vô gia cư...về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ...và cùng với chúng con niệm Phật cầu vãng sanh :
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ( 10 lần , hay nhiều hơn nữa ) 
  • NAM MÔ ĐA BẢO NHƯ LAI (10 lần) 
  • NAM MÔ BẢO THẮNG NHƯ LAI ( 10 lần) 
  • NAM MÔ QUẢNG BÁC THÂN NHƯ LAI (10 lần ) 
  • NAM MÔ DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI ( 10 lần) 
  • NAM MÔ LY BỐ UÝ NHƯ LAI (10 lần) 
  • NAM MÔ CAM LỒ VƯƠNG NHƯ LAI . ( 10 lần )
  • NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT. (10 lần)
( Sau đó quý vị cầu bình an cho gia đình mình ...hay muốn cầu gì cũng được, tuỳ ở sự thành tâm ) .

Giải thích ý nghĩa của thần chú : Thần chú là mật chú của chư Phật, khó có thể trình bày, chỉ trình bày đại ý dùng sự.

1. ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM: 
Thế giới ta bà nầy rất dơ uế, muốn Chư Thiên cõi trên chứng giám, hoặc các chúng hửu tinh thọ dụng thức ăn, chúng ta bắt buộc phải tụng chú nầy .Trì chú nầy thân, tâm, cảnh vật đều được thanh tịnh, sạch sẽ. Nếu ai đọc tụng chú nầy sẽ được ba nghiệp trong sạch các tội chướng đều tiêu tan, các công đức hết thảy thành tựu.

2. ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA : 
Khi tụng Thần chú phải quán tưởng tiếng đọc chú và uy lực cũng như hào quang Đức Phật đều soi khắp thấu đến các địa ngục mười phương, ở tất cả địa ngục đều được cởi bỏ xiềng xích, các tội nhận được dứt nghỉ khổ não. 

3. NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA NGA ĐÀ, PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ, ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG : 
Niệm chú nầy cho các món ăn đều được mùi vị cam lồ rất thơm ngon, lại biến rất nhiều hàng hà sa số , đầy đủ cho các ngạ quỷ no đủ, ăn rồi được siêu sinh, khiến cho hành giả tiêu trừ nghiệp chướng, thọ mạng sống lâu. 

4. NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA ĐÁT ĐIỆT THA, ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. 
Tụng thần chú nầy khiến cho nước nhiều như biển cả, biến thành màu sửa cam lộ, mở rộng cuống họng như cây kim, tất cả Ngạ Quỷ đều được cùng ăn uống với nhau vui vẻ. 

5. CHÚ ÁN THỔ ĐỊA : NAM MÔ TAM MÃN ĐA MỘT ĐÀ NẪM , ÁN ĐỘ RÔ, ĐỘ RÔ, ĐỊA VĨ TA BÀ HA . 
Khi tụng chú Đại Bi, hoặc tụng kinh ở nhà , quý vị phải nhớ là phải tụng chú nầy. Lý do là ông Địa và ông Thần Tài là hai vị thần nhỏ, khi ta tụng niệm, nhất là chú Đại Bi các chư Thiên chư Thánh mặt mày trang nghiêm , thân hình to lớn , bệ vệ, râu tóc dựng ngược...Các vị Thần nhỏ của chúng ta thấy khiếp sợ bỏ chạy...Khi hết tụng, các vị trở lại , nhưng lòng buồn (Thần còn sân ), ta sẽ bị ảnh hưởng không tốt. 

Ta đọc Thần chú nầy, có nghĩa :" xin hai ông an tọa, hoan hỉ , đây là chư Thiên ..."

Phật tử Từ Tâm Đạo sưu tầm :
- Mông Sơn thí thực ( kinh Phổ Môn ) 
- Nhà sư Thích Năng, tác giả của sách kinh "Căn nguyên và công dụng các loại Thần Chú ". 

********

CÚNG VONG THAI (CHẾT NON, HƯ THAI, KẾ HOẠCH HÓA ...)

( vào mùng 2 âm lịch hay mùng 16 âm lịch : 1 ngày trong tháng, cúng trong nhà, để trên cái bàn nhỏ, không được đặt trên bàn thờ.)

Lễ vật: & đồ cúng cần chuẩn bị:
  1. Gạo, muối.
  2. Bánh ngọt loại ngon ( không phải loại cúng cô hồn ) .
  3. Kẹo sô cô la.
  4. 3 chun nước .
  5. Môt bộ quần áo giấy của trẻ nhỏ , cặp, sách, bút , tập cũng bắng giấy, kèm theo tiền, vàng .
VĂN KHẤN NGUYỆN:

1. Tịnh pháp giới chân ngôn : ÔM LAM, ÔM SỈ LÂM . ( 7 LẦN )

2. Chân ngôn biến thực : NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG 

3. Chân ngôn biến thủy : NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA , ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA. ( 7 LẦN ) .

Hôm nay là ngày ... tháng ...năm..., con tên là ...tuổi... ngụ tại số ...phường...quận...con xin Thổ Công, Thần Tài, Thổ Địa , cho phép con cúng lễ cho ấu nhi hữu danh vô vị, hữu vị vô danh (súc sảo)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (10 LẦN ) 
NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (10 LẦN )
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT (10 LẦN )

....Vái vong hồn hữu danh vô vị, hữu vị vô danh , mẹ mời ấu nhi cậu Trạng (hay đồng cô ) về đây hưởng lễ mẹ cúng, gồm các bánh kẹo, quần áo bạc tiền , sách vở . Ấu nhi hãy thọ nhận rồi theo Cha Mẹ Bề Trên mà tu học, độ trì cho cả nhà ta vạn sự may mắn tốt lành , tài lộc dồi dào ....Ấu nhi hãy vui vẻ thông cảm cho ba mẹ vì hoàn cảnh thế gian mà không thể bảo vệ cho con được , từ đây, biết có con cha mẹ sẽ lo cho con..


Vài lưu ý quý vị
  1. Tàn 2/3 nhang , đốt giấy , rải gạo, muối.
  2. Bánh kẹo không bỏ, chia nhau cả nhà dùng , để có lộc cậu (cô) .
  3. CÚNG TRONG NHÀ, để trên cái bàn nhỏ, không được đặt trên bàn thờ. 
  4. CÚNG SAU 12 GIỜ TRƯA .
********

Câu chuyện này dành cho các bậc cha mẹ đã lầm lỡ, hay vô tình bị hư thai không biết:

Trong sách Địa Ngục Du Ký, có nói về những đứa bé vì nhiều lý do khắc nghiệt của hoàn cảnh cha mẹ chúng, mà không thể cho ra đời.

Sự thật, không phải là xong rồi, khi đã được kế hoạch hóa. Một linh hồn được tồn tại cõi âm và luôn luôn hiện diện trong nhà , bên cạnh cha mẹ và anh chị em, mà mắt thường chúng ta không thấy được. Chúng cũng lớn lên, cũng đòi hỏi và ganh tị giận hờn ...Bởi vậy, chúng tôi thường nghe kể lại với những giấc chiêm bao, những chuyện nóng nảy bực mình trong nhà mà không biết nguyên nhân? ấy là sự phá quấy của đứa trẻ. 

Muốn giải quyết điều nầy thì nên cúng cho chúng đầy đủ như trên và thường xuyên niệm Phật ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) khuyên chúng đi tu học .

Cha mẹ nào cảm thấy hối hận ăn năn ,việc làm đáng tiếc của mình , vì không cho một sinh mạng được làm người, thì nên : 
  • Niệm Phật , làm từ thiện , bố thí , phóng sanh, cúng dường ...
  • Hồi hướng công đức cho bé được siêu thoát .
  • Một lần lầm lỡ, không nên tái phạm, và cản ngăn, giúp đỡ kẻ lâm vào tình trạng bế tắc như mình khi xưa.

Sưu tầm: Phong thuỷ thực nghiệm

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

4 nhận xét:

  1. bài này kg đúng.Cúng cô hồn thường người ta cúng ngày 14 al hằng tháng nếu nhà có điều kiện.1 năm có 4 rằm chính cần cúng đó là rằm tháng giêng,rằm tháng tư,rằm tháng bảy và rằm tháng mười...

    Trả lờiXóa
  2. Anonymous5/25/2013

    Nếu bạn có tư liệu nói đến vấn đề này hãy gởi về cho ban quản trị web điều chỉnh cập nhật cho mọi người nhé, vì mình thấy người miền nam đi đâu cũng cúng ngày múng 2 và 16 âl hết và rằm tháng 7.

    Cảm ơn trang web và bạn Sanh đã cho mọi người có môi trường giao lưu học hỏi.

    Trả lờiXóa
  3. Cho mình hỏi là mình cúng chúng sinh ngày mùng một thôi và thỉnh thoảng khi có điều kiện thuận lợi thì mình mới cúng có sao không, vì mình nghe nói nếu đang cúng mà ko cúng nữa sẽ bị vong quấy rối nghe rất sợ.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu bạn không có điều kiện cúng bố thí chúng sanh thường kỳ 1 tháng/lần thì bạn không nên cúng, bạn hãy cúng vào mùng 2, vì mùng 1 không đúng ngày.

    Nếu bạn có niềm tin về điều gì cần cúng thì bạn nên làm, bạn nhé

    Trả lờiXóa

Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Nhà tài trợ

 
TOP