Phong thủy online:
Home » , , , , , » Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 1

Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 1

Bát Quái Hậu Thiên[Nhà Phong thuỷ] Phong thuỷ thực nghiệm cho đăng loạt bài “Mật mã Kinh Dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ khi cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch.

Bởi lẽ, Kinh dịch có khả năng dự đoán trước được tương lai, vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể lý giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con người trước đây vốn chưa có ai nêu ra.


Chuỗi bài này là những kiến thức và những gì đã được biết từ trước tới nay, cũng như tổng hợp thêm kiến thức và bài viết của các đồng môn vốn hiểu rõ Dịch lý là Thần Quang, Tiểu Nham, Chính Ngộ,..và một số tác giả khác để đưa ra loạt bài này.

Ý nghĩa của Kinh Dịch

Mọi thay đổi nơi thế giới con người đều do thiên tượng biến hóa mà thành, thiên tượng chính là thể hiện của thiên ý, Kinh dịch cho phép con người biết được thiên ý mà hành xử. Khi con người thông qua kinh dịch dự đoán được tương lai thì con người sẽ tin rằng mọi việc chính là đã được an bài trước cả rồi, sự việc kia chưa xảy ra nhưng đã biết trước được sẽ xảy ra như thế. Vậy nên thuận thiên mà làm mới là tốt, mới là hợp với ý trời. Từ đó con người tin rằng có trời đất, thiện có thiện báo, ác có ác báo từ đó tâm tính con người nâng cao lên.

Những danh nhân ngày xưa đều dựa vào thiên ý mà làm thì tất thành, còn như làm trái với thiên ý thì dù có giỏi và tài năng đến đâu cũng không thành. Gia Cát Lượng là một điển hình. Vị quân sư nhà hậu Hán giỏi đến thế đã sớm biết nhà Hán sẽ phải diệt vong, nhưng vẫn ra giúp Lưu Bị nhằm khôi phục nhà Hán. Gia Cát Lượng cũng biết trước rằng đất nước sẽ chia 3, vì thế giai đọan đầu giúp nhà Hán thì Lưu Bị có thế yếu nhất nhưng vẫn giành chiến thắng hết trận này đến trận khác để lên làm vua nước Thục. Nhưng Gía Cát Lượng chỉ làm được đến đây, vì kết cục nhà Hán sẽ phải diệt vong, đó là thiên ý.

Vì thế dù Gia Cát Lượng có tài giỏi đến đâu thì cũng không giúp thêm được gì cho nhà Hán, 7 lần xuất quân ra Kỳ sơn, dù giành thắng lợi lớn nhưng rồi cũng phải rút quân trở về. Dù đã dồn được cha con Tư Mã Ý và châm lửa thiêu cháy đại quân nước Ngụy, nhưng 1 cơn mưa đến kịp lúc đã cứu được cha con Tư Mã Ý, đó chính là thể hiện ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể thắng được cơn mưa của trời vậy.

Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều bằng "Kinh Dịch" mà dự đoán biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung (hiệu Khang Tiết) triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự đoán của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian.

Thế nhưng con người ngày nay đều xem kinh dịch như một công cụ để xem bói thay đổi đời, nghĩ rằng số mình xấu thế này, nếu đi xem bói có thể cải số được. Thực ra số mệnh con người đã định để trước cả rồi, vậy đi xem bói có thể thay đổi đường đời được không? Kinh dịch có thể biết trước được tương lai nhưng không phải là công cụ để làm cho con người thay đổi số phận của mình. Kinh dịch chính là thể hiện sự tồn tại của trời đất (Thiên tượng), mọi việc nơi thế gian đều do thiên ý tạo thành vậy. Người hiểu biết dùng Kinh Dịch để biết lúc nào "Tiến" và lúc nào "Thoái", thức thời là tuấn kiệt.

Kinh Dịch xuất hiện chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ, thiên tâm. Bởi vì, Thiên ý đã an bài, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý.

Bát Quái Tiên Thiên

Nói về chữ “DỊCH” trong Kinh Dịch

Nếu như tách chữ, thì chữ “Dịch” (易) là do “nhật” (日) và “vật” (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, “nhật” tượng trưng mặt trời, “vật” tượng trưng mặt trăng. Từ học thuyết Âm-Dương của Đạo gia mà giảng, “nhật” là Dương, “nguyệt” là Âm. Do đó xét theo tượng hình thì chữ “Dịch” (易) là do Âm-Dương hợp thành. Thiên ý (Thiên tâm) là ý trời nếu nhìn rộng hơn là ý nhật nguyệt, thiên nhiên chăng?.

Tuy nhiên, nội hàm của “Dịch” không phải chỉ dừng tại đó, mà tiến thêm một bước nữa, chúng ta sẽ thấy trong “Dịch” ẩn tàng ảnh tượng của Thái Cực.

Đạo nói: "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật"

Nhật nguyệt luân chuyển, Âm-Dương giao thế, là sự việc đơn giản nhất trong Thiên Địa. Tuy nhiên trong cái giản đơn này hàm chứa vạn sự vạn tượng.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới".

Người xưa nói: "Trong một giọt nước thấy thế giới".

Như trên đã nói, từ chữ “Dịch” (易) này có thể nhìn ra ảnh tượng Thái Cực. Từ hoành quan mà giảng, Thái Cực của Đạo gia chính là một vũ trụ. Từ vi quan mà giảng, ảnh tượng Thái Cực trong chữ “Dịch” có thể nói là ảnh thu nhỏ vũ trụ Thái Cực của Đạo gia. Do đó, biến hóa thiên tượng trong vũ trụ đều phản ánh trong chữ “Dịch” này.

Khoa học hiện đại đã vô cùng phát triển, có thể thông qua máy vi tính để tiến hành phân tích phép toán với một lượng số liệu lớn, thậm chí có thể dự báo được thời tiết và kinh tế. Tuy nhiên đối với biến hóa của thiên tượng thì khoa học vẫn chưa giải đáp được? Hãy chờ xem.

Thần Quang
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Nhà tài trợ

 
TOP